Bệnh Gout (Gút) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

là một dạng của viêm khớp, gây đau, sưng và nóng ở khớp. Bệnh gout được coi là một dạng viêm khớp phổ biến và rất phức tạp. Các khớp chân, ngón chân, mắt cá chân và đầu gối là những vị trí phổ biến nhất và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi gút.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở một số vị trí của các khớp và thường là ở ngón chân cái.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến một khớp nào đó tại một thời điểm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một hoặc thậm chí nhiều vị trí khác nhau. Một cuộc tấn công của bệnh gút có thể xảy ra một cách đột ngột, thường đánh thức bạn dậy vào ban đêm với cảm giác chân xưng, nóng ran như đang bốc cháy. Các khớp bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ thấy có cảm giá c nóng, sưng và cơn đau đó đau đến nỗi chỉ cần một tấm mềm nhẹ đặt lên vùng đau là người bệnh cũng không thể chịu được.

Các cơn đau của bệnh gout có thể đến và đi làm ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nhưng cũng có nhiều biện pháp để kiểm soát và ngăn ngừa các cơn bùng phát này.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau do gút có thể hiếm khi xảy ra, chẳng hạn như xuất hiện một lần hoặc có thể là vài lần trong 1 năm.

Bệnh gout tấn công có thể tái phát theo thời gian và các cơn đau có thể xuất hiện trong cùng một hoặc nhiều khớp khác nhau. Cuộc tấn công đầu tiên của bệnh có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc thậm chí là lên đến vài tuần, trừ khi bệnh được điều trị.

Theo thời gian nếu bệnh gút không được điều trị, các cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến nhiều các khớp xương khác. Các cơn đau cấp tính lặp đi lặp lại có thể khiến tổn thương và làm hỏng khớp.

Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh gout là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp ở nội dung phía dưới.

Bệnh gút xảy ra khi tình thể urate tích tụ bên trong khớp, gây nên triệu chứng viêm và đau dữ dội. Tinh thể urat có thể hình thành khi nồng độ Acid uric trong máu của bạn tăng cao.

Monosodium urat (tinh thể Acid uric) được hình thành từ Acid uric, một trong những hóa chất tự nhiên trong cơ thể. Acid uric xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của RNA và DNA. Cơ thể bạn tạo ra Acid uric khi nó phá vỡ nhân purin.

Purines cũng được tìm thấy trong một số những loại thực phẩm như thịt, thịt đỏ, hải sản,.. Một số loại thực phẩm khác cũng thúc đẩy nồng độ Acid uric tăng cao, chẳng hạn như các đồ uống có cồn như rượu, bia và đồ uống có đường khác.

Thông thường, Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều Acid uric hoặc thận của bạn bài tiết Acid uric quá ít. Khi điều này xảy ra, Aicd uric có thể tích tụ bên trong cơ thể, hình thành lên các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở các mô quang khớp gây đau, sưng và viêm.

Bạn có nhiều khả năng mắc phải căn bệnh gout nếu lượng Acid uric trong cơ thể của bạn quá cao. Các yếu tố có thể làm tăng lượng Acid uric trong cơ thể bạn bao gồm:

  • Chế độ ăn uống. Ăn uống với một chế độ quá nhiều protein, giàu thịt, hải sản và những đồ uống có đường, có thể làm tăng nồng độ Acid uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Uống quá nhiều rượu và bia cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Béo phì. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều acid uric hơn và lúc này thận của bạn sẽ rất khó khăn để có thể loại bỏ hết Acid uric ra ngoài cơ thể được.
  • Một số loại thuốc. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong quá trình điều trị tăng huyết áp và Aspirin liều thấp cũng có thể làm cho nồng độ Acid uric trong máu tăng. Vì vậy, có thể những loại thuốc này sẽ được chống chỉ định cho những người bệnh đã qua cấy ghép nội tạng.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout: Nếu một trong các thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh gout, thì khả năng mắc bệnh gout của bạn sẽ cao hơn so với những người bình thường.
  • Tuổi tác và giới tính. Mọi người thường biết đến là bệnh gout chỉ mắc ở nam giới, còn ở phụ nữ thì cơ thể có xu hướng có mức Acid uric thấp hơn. Tuy nhiên, không phải phụ nữ lúc nào cũng là đối tượng miễn nhiễm với bệnh gút. Sau thời kì mãn kinh, nồng độ Acid uric ở phụ nữ có thể cao gần bằng nam giới. Đàn ông ở độ tuổi từ 30 - 50 tuổi có khả năng măL 9;c bệnh gout sớm hơn, trong khi phụ nữ thường có dấu hiệu phát triển sau thời kì mãn kinh.
  • Chấn thương hoặc qua quá trình phẫu thuật. Nếu bạn trải quá quá trình phẫu thuật hoặc bị chấn thương, cũng có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Mức độ Acid uric trong máu của bạn có thể thay đổi tùy theo:

  • Bạn ăn gì;
  • Những loại thuốc bạn đang dùng trong quá trình điều trị bệnh lý nào đó;
  • Chức năng thận của bạn suy giảm;
  • Lượng nước uống hằng ngày;
  • Bạn uống rượu, bia nhiều bao nhiêu;
  • Cân nặng và yếu tố nguy cơ trong quá trình trao đổi chất của bạn.

Không phải ai có mức acid uric cao cũng sẽ phát triển bệnh gút. Yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả mọi người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút là sẽ bị mắc bệnh. Thông thường, ảnh hưởng của di truyền được thay đổi bởi các yếu tố nguy cơ được đề cập ở trên, cũng như giới tính và tuổi tác của nam giơ ́i.

Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh gút hầu như luôn luôn xảy ra một cách đột ngột và thường không có những dấu hiệu báo trước, các cơn đau thường được xuất hiện vào ban đêm.

  • Các cơn đau khớp dữ dội. Bệnh gút thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái của bạn, nhưng những cơn đau này cũng có thể xảy ra ở bất kì các khớp xương nào. Các khớp bị ảnh hưởng thường gặp nhất đó là mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay. Cơn đau đầu tiên xuất hiện có thể kéo dài 4 - 12 giờ, nếu đây là trường h) 7;̣p nghiêm trọng.
  • Khó chịu sau cơn đau. Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số những khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác.
  • Xuất hiện viêm và nóng đỏ. Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, viêm và nóng đỏ.
  • Giới hạn vận động. Khi bệnh gút tiến triển, những cơn đau có thể giới hạn chuyển động của bạn.

Nếu bạn xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột trong các khớp hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ. Bệnh gout nếu không được điều trị một cách kịp thời. Nếu xuất hiện cơn sốt, khớp bị nóng, dấu hiệu viêm hoặc có thể có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn phải cần được chăm sóc y tế ; ngay lập tức.

Những người mắc bệnh gout có thể phát triển bệnh nặng hơn nếu không được điều trị. Những biến chứng của bệnh gout có thể gặp phải đó là:

  • Bệnh gout tái phát. Có một số trường hợp người mắc bệnh gout không thấy xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Nhưng người khác có thể có thể gặp phải những cơn đau do gout nhiều lần trong 1 năm. Thuốc chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau do gout nhưng bệnh gout có thế tái phát trở lại. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể g 26;y xói mòn và phá hủy khớp của bạn.
  • Gout tiến triển. Ở giai đoạn này nếu bệnh gout không được điều trị thì các tinh thể Acid uric sẽ tấn công các khớp và hình thành dưới da các cục gọi la Tophi. Tophi có thể phát triển ở những ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, mắt cá chân.
  • Sỏi thận. Tinh thể urat có thể xuất hiện ở trong đường tiết niệu của những người bệnh gout, gây ra sỏi thận. Việc sử dụng thuốc có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Trước tiên muốn điều trị căn bệnh gout, bác sĩ cần phải yếu cần bạn làm một số những xét nghiệm để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh gout

Một số những xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gout bao gồm:

  • Kiểm tra dịch lỏng khớp. Bác sĩ có thể dùng kim để có thể lấy một phần chất lỏng từ khớp bị ảnh hưởng của bạn. Tinh thể urat có thể nhìn thấy được khi chất lỏng được kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm máu để có thể biết được nồng độ axit uric và creatinin trong máu của bạn. Tuy nhiên, một số người khi đi xét nghiệm máu có nồng độ acid uric trong máu cao, nhưng không bao giờ mắc bệnh gout. Và một số trường hợp khác, người bệnh có triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gout, nhưng không có mức Acid uric bất thường trong máu của họ.
  • Siêu âm. Siêu âm cơ xương có thể phát hiện các tinh thể urat trong khớp.
  • Chụp X-quang. Chụp X-quang khớp có thể giúp ích để có thể loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

Vì bệnh gout có thể gây đau đớn và làm tổn thương khớp lâu dài, điều cực kì quan trọng là phải chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi đã chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh và kể đơn thích hợp cho sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Điều trị bệnh gout

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout có thể dùng để điều trị các cơn đau cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh trong tương lai. Ngoài ra thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ gây biến chứng của bệnh trong tương lại, chẳng hạn như sự phát triển của các hạt tophi từ các tinh thể urat.

Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn đau cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai, giúp chống viêm bao gồm:

    Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc NSAID bao gồm các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại thuốc khác) và Natri naproxen, các loại thuốc NSAID mạnh hơn như Indometacin (Indocin) hoặc Celecoxib (Celebrex).

Bác sĩ có thể kê đơn liều cao hơn để có thể ngăn chặn các cơn đau cấp tính do bệnh gout, tiếp đến là liều sử dụng hằng ngày thấp hơn để ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai.

Tác dụng phụ mà thuốc NSAID mang lại cho người bệnh có thể gây đau bụng, chảy máu và loét dạ dày.

    Thuốc giảm đau Colchicine

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng Colchicine là một loại thuốc giảm đau hiệu quả, làm giảm các triệu chứng đau do bệnh gout gây ra. Sau khi các cơn đau cấp tính tấn công, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn liều dùng Colchicine với liều dùng thấp để giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc với liều lượng lớn thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Nên bạn hết sức chú ý tới việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Corticosteroid có thể kiểm soát được tình trạng đau và viêm do gút. Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc cũng có thể được tiêm trực tiếp vào khớp của bạn.

Thuốc Corticosteroid thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp người mắc bệnh gout không thể dùng được NSAID hoặc Colchicine.

Tác dụng phụ của thuốc Corticosteroid có thể khiến cho người bệnh tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng người bệnh.

    Thuốc gây ức chế sản sinh Acid uric

Thuốc được gọi là chất ức chế xanthine oxidase bao gồm Allopurinol ( Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và Febuxostat. Những loại thuốc này giúp hạn chế lượng Acid uric trong máu của bạn.

Tác dụng phụ của Allopurinol có thể xảy ra là phát ban và lượng máu sẽ giảm. Tác dụng phụ của Febuxostat có thể gặp buồn nôn, phát ban và giảm chức năng gan.

    Thuốc giúp cải thiện loại bỏ Acid uric

Những loại thuốc bao gồm probenecid (Probalan) và Lesinurad (Zurampic). Thuốc giúp niệu quản cải thiện khả năng loại bỏ Acid uric từ cơ thể của bạn. Điều này giúp cơ thể của bạn giảm Acid uric và giảm nguy cơ bệnh gout phát triển, nhưng đồng thời lượng Acid uric trong nước tiểu của bạn sẽ tăng lên. Một số những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải như phát ban, đau bụng và sỏi thận.

Trong thời gian không xuất hiện triệu chứng của bệnh gút, các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bảo vệ và chống lại những cơn đau do gút trong tương lai.

  • Hạn chế hoặc tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia. Vì các chất trong bia, rượu có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh gout, đặc biệt là ở nam giới.
  • Nên uống nước đầy đủ hằng ngày. Bạn cần uống đầy đủ nước hằng ngày. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga. Nên sử dụng nước lọc.
  • Hạn chế sử các loại thực phẩm chứa nhiều protein từ động vật như thịt đỏ, các loại hải sản, gia cầm, nội tạng động vật.
  • Bạn có thể sử dụng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo. Các sản phẩm sữa ít béo có thể có tác dụng bảo vệ bạn chống lại căn bệnh gút. Vì vậy đây được coi là nguồn protein tốt nhất của bạn.
  • Duy trì tốt trọng lượng cơ thể. Bạn nên duy trì tốt trọng lượng cơ thể bạn bằng việc giảm cân nếu bạn mắc bệnh béo phì. Việc giảm cân có thể làm giảm nồng độ Acid uric trong cơ thể bạn. Nhưng tránh việc ăn chay và giảm cân một cách nhanh chóng vì điều này có thể tạm thời làm tăng nồng độ acid uric.
  • Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau xanh, dưa leo, cà chua,...
  • Tập thể dục thường xuyên và giảm cân. Luôn giữ trọng lượng cơ thể bạn ở một mức độ tiểu chẩn làm giảm những nguy cơ mắc bệnh gout.

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh gout, bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất. Vì chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh gout của bạn. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ xương khớp của người bệnh nên bạn cần hết sức chú ý tới chế độ ăn uống và tuân th ủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Hầu hết những người có một thời gian chung sống với bệnh gout đều hiểu rằng, các bài thuốc Đông Y vẫn là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên chính vì tác dụng chậm và sự hỗn loạn trong thị trường thuốc nam mà nhiều bệnh nhân vẫn còn băn khoăn, e ngại về phương pháp này.

Kế thừa tinh túy từ các bài thuốc chữa bệnh gout ngàn đời, sau bao năm nghiên cứu, các bác sĩ tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã quyết định sử dụng "bát vị tiêu thống" nổi tiếng để bào chế ra Tiêu Thống Thang. Mỗi cây thuốc đều có đặc tính kháng viêm, đào thải độc tố cực mạnh, khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng sẽ giúp bài thuốc gia tăng công hiệu lên bội phần.

  • : Đào thải độc tố trong thận, hoạt huyết, giảm đau trừ thấp
  • : Cân bằng acid uric, ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể muối urat.
  • Phá vỡ cục tophi và đào thải ra ngoài.
  • Thông kinh hoạt lạc, dự phòng tái phát, hạn chế biến chứng của bệnh gout

Sản phẩm chữa bệnh gout Tiêu Thống Thang không bán tràn lan mà được gia giảm phù hợp cho từng bệnh nhân.

  • Hiệu quả nhanh, an toàn, không tích nước, phù cơ thể.
  • Thảo dược lấy từ Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt chuẩn CO-CQ.
  • Phân phối độc quyền bởi nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược, đơn vị từng được MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can lựa chọn, đồng thời cũng từng xuất hiện trên VTV2 và HTV9.

: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 - Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh

Next Post Previous Post