Cách Ghi Sổ Kép Và Phân Hệ Kế Toán
Phương pháp ghi sổ kép và các phân hệ kế toán. sẽ phân loại giao dịch trên sổ sách theo từng loại: tài sản, nợ, tiền vốn, lãi, chi phí, sau đó sẽ sắp xếp giao dịch theo phương pháp phân loại. Bằng phương pháp phân loại đó, một giao dịch sẽ được chia ra thành 2 mặt: nguyên nhân và kết quả.
Phương pháp ghi sổ kép và phân hệ kế toán được quy định như thế nào ?
- Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán là công cụ để thu thập những thông tin cần thiết từ các số liệu trên chứng từ kế toán và xử lý chúng để cung cấp những thông tin kế toán theo nhu cầu của người sử dụng.
- Tài khoản là công cụ phản ánh (ghi lần 2), phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã được phản ánh trên chứng từ kế toán, theo bản chất kinh tế của chúng và phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, với nhiệm vụ kiểm tra sự vận động của các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản, tình hình các quan hệ thanh toán.
- Như vậy: Tài khoản kế toán là tài liệu (công cụ) phản ánh, phân loại và hệ thống hoá (lần thứ hai) các nghiệp vụ kinh tế tác động tới sự tuần hoàn và chu chuyển vốn kinh doanh (sự vận động của các tài sản và nguồn vốn) là đối tượng ghi nhận của kế toán.
- Cho nên, tất cả sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) được phân loại và tổng hợp (phản ánh) trong hệ thống tài khoản kế toán, để cung cấp số liệu về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và việc phân chia kết quả này, cho việc lập các Báo cáo tài chính.
- Tài khoản kế toán được dùng để tổng hợp sự tăng, giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn do ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hình thức đơn giản của tài khoản kế toán có dạng chữ T được chia thành 2 bên: Bên trái và bên phải, và một chỗ để ghi tên tài khoản và ký hiệu tài khoản.
- Tài khoản được sử dụng để ghi sự tăng, giảm của từng loại nguồn vốn được gọi tà tài khoản nguồn vốn.
- Mỗi tài khoản được sử dụng để ghi lại sự tăng và giảm của một loại tài sản hoặc nguồn vốn. Mức tăng tài sản hay nguồn vốn được ghi về một bên tài khoản, mức giảm của chúng được ghi về phía bên kia.
- Trong kế toán thì bên trái tài khoản được gọi là bên NỢ, bên phải được gọi là bên CÓ. Chênh lệch của tổng bên NỢ và bên CÓ của tài khoản gọi là chênh lệch phát sinh của tài khoản . Lấy tổng( Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng ) trừ đi tổng phát sinh giảm sẽ được số dư cuối kỳ của tài khoản đó.
Có những tài khoản không có số dư( tài khoản loại 0).
Thông suốt quá trình hoạt động của kế toán được thể hiện bằng công thưc cơ bản , hay còn gọi là phương trình kế toán:
Sau mỗi ảnh hưởng của nghiệp vụ kế toán phát sinh tới sự tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn, vẫn luôn được giữ nguyên.
Cách sử dụng tài khoản cũng được dựa trên phương trình này:
Số dư của các tài khoản tài sản sẽ luôn bằng số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
- Các nghiệp vụ kế toán làm tăng giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên NỢ
- Các nghiệp vụ kế toán làm giảm giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên CÓ
- Các nghiệp vụ kế toán làm tăng giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên CÓ
- Các nghiệp vụ kế toán làm giảm giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên NỢ
Theo nguyên tắc này tất cả các tài khoản nguồn vốn sẽ có số dư CÓ vào cuối kỳ.
Số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn được tính như sau:
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng - Phát sinh giảm
- Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng chi phí được ghi vào bên NỢ tài khoản chi phí;
- Các nghiệp vụ làm giảm chi phí (kết chuyển chi phí hoặc một số trường hợ đặc biệt ghi giảm chi phí) được ghi vào bên CÓ tài khoản chi phí.
Các tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ vì tổng số phát sinh trong kỳ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản xác định kết quả để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.
Kết cấu của tài khoản kế toán có dạng như sau:
- Các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh tăng thu nhập được ghi vào bên CÓ tài khoản thu nhập.
- Các nghiệp vụ kinh tế làm giảm thu nhập (kết chuyển thu nhập) được ghi vào bên nợ tài khoản thu nhập.
- Các tài khoản thu nhập không có số dư cuối kỳ vì tổng thu nhập trong kỳ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản xác định kết quả để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.
Tổng hợp lại ta có các sơ đồ chữ T các nhóm loại TK như sau:
3. Vốn chủ sở hữu đầu tư vào Doanh nghiệp được ghi Có vào vốn chủ sở hữu
4. Vốn do chủ sở hữu xuất ra, làm giảm vốn trong kinh doanh, nên ghi Nợ vào vốn chủ sở hữu.
· Kế toán Tài Sản bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu
· Kế toán Vật liệu, CCDC, SP, Hàng hoá
· Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn
· Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
· Kế toán CP SX và giá thành SP
· Kế toán vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ phải trả
· Báo cáo Tài chính và công tác kế toán cuối kỳ.