Dấu Hiệu Biểu Hiện Của Bệnh Giang Mai

Bệnh giang mai có thể lây truyền từ người sang người thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, qua vết xước trên da và niêm mạc. Giang mai nếu không được điều trị có thể là nguyên nhân gây bại liệt, ung thư thậm chí là tử vong ở người. Vậy làm thế nào để biết mình đã mắc bệnh giang mai hay là gì? ra sao? sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn đọc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Trong cuộc sống, đã không ít trường hợp bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nhưng bản thân họ lại không hay biết, từ đó làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm đồng thời cũng bỏ qua cơ hội "vàng" chữa khỏi bệnh, gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.

ở giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 4 tuần tùy theo sức khỏe, cơ địa của từng người bệnh sẽ diễn biến nhanh hoặc chậm qua 3 giai đoạn chính sau.

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10 - 90 ngày sau, người bệnh bắt đầu xuất hiện các vết loét màu đỏ trên da được gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường tập trung tại những vị trí nóng ẩm như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, dương vật, bao quy đầu, trực tràng, môi lớn, môi bé... ngoài ra chúng cũng có thể xuất hiện ở một vài vị trí khác trên cơ thể.

Người bệnh thường chủ quan với những ở thời kỳ này do đa phần các săng giang mai là lành tính, tổn thương chỉ đơn thuần là những nốt đỏ không tụ mủ, không gây đau, không gây ngứa, có bề mặt nông không bở, kích thước có thể để từ 0,3 - 3 cm. Tuy nhiên, săng giang mai chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn từ 2 - 8 tuần sau đó sẽ tự nhiên biến mất mà không cần dùng thuốc.

lại tái xuất hiện trên cơ thể người bệnh sau 40 ngày kể từ khi các săng giang mai biến mất. Tổn thương ở da, niêm mạc sẽ sâu và nghiêm trọng hơn, nổi mụn kèm theo các mảng sần, nốt ban lan rộng ra toàn thân bao gồm cả tứ chi, lòng bàn tay, bàn chân:

- đầu tiên là các nốt ban màu hồng, không đối xứng, không ngứa không đau ẩn hiện dưới lớp da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không tạo vảy sau từ 1 - 3 tuần sẽ dần dần nhạt màu và tự biến mất, thường mọc ở hai bên mạn sườn, bụng, ngực và chi trên.

- Các triệu chứng toàn thân cũng đồng thời xuất hiện như: nổi hạch, sốt cao, chán ăn, người mệt mỏi, sút cân, cơ thể suy nhược, đau đầu, đau họng.

Tất cả trên sẽ tự biến mất mà không cần điều trị - Đây được gọi là tuy không gây tổn thương trông thấy nhưng lại tiếp tục phát triển âm thầm ở bên trong cơ thể và sau đó tái phát với mức độ tổn thương nặng hơn.

- Là những khối u sùi ăn sâu và khu trú vào các tổ chức da, xương và cơ. Củ giang mai ban đầu rất cứng nhưng sau đó sẽ tự mềm loét và chảy mủ kèm theo máu, không đau. Khi chảy hết mủ, sẽ để lại sẹo.

- Tổn thương gồ ghề nổi cao lên bề mặt da, màu hồng, không đau, có đường kính trung bình là 1 cm. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên vị trí có sẹo cũ, mọc dày xếp lại thành từng đám có hình chiếc nhẫn hoặc vòng cung và có ranh giới rõ ràng. Củ giang mai khi xuất hiện nhất thiết sẽ bị hoại tử tạo thành những vết loét khó lành, sau khi lành sẽ để lại sẹo.

: có thể rõ ràng ở người này nhưng lại không biểu hiện gì ở người khác. Giang mai rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh ngoài da thông thường, hơn nữa các săng, ban giang mai thường tự biến mất sau một thời gian xuất hiện mà không để lại bất cứ tổn thương nào trên da. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng đây chỉ là thời kỳ chuẩn bị, khi xoắn khuẩn đã nhiễm vào máu chúng sẽ gây bệnh trên những cơ quan, bộ phận quan trọng như não, hệ tim mạch, cơ, khớp xương gây bại liệt, viêm màng não, ảo giác, tâm thần...nặng hơn là tử vong và đây cũng là thời kỳ cuối của bệnh.

Bệnh giang mai nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì kết quả mang lại sẽ rất tốt. Ngược lại nếu không được điều trị, điều trị không đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển, dễ lây lan và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng trên nhiều cơ quan nội tạng và não bộ. Vì vậy ngay khi nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh hay có biểu hiện của bệnh giang mai, bạn cần đến ngay các trung tâm cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Next Post Previous Post