Soạn Bài Tràng Giang Của Huy Cận
-Huy Cận (1919-2005) quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
-Ông từng học ở Huế và ra Hà Nội tham gia cách mạng sớm từ khoảng năm 1942.
-Hành trình thơ của Huy Cận được chia làm ra làm hai giai đoạn:
+Trước cách mạng: Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tiếng thơ của ông tựa như tiếng sầu buồn vạn cổ, buồn cô đơn, nỗi cô đơn thấm thía trước không gian và thời gian.
+Sau cách mạng: Từ nhà thơ lãng mạn thoát li, Huy Cận trở thành một nhà thơ cách mạng, nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ của nhân dân. Thơ ông dào dạt cảm hứng ngợi ca và tin yêu vào cuộc sống mới của nhân dân và đất nước.
-Tác phẩm tiêu biểu:, ,
-Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận trong
-Mùa thu năm 1939, khi nhà thơ đứng ở bờ nam sông Hồng và bến Chèm, nhìn cảnh sông nước mênh mông mà tức cảnh sinh tình và được ra đời từ đó.
-Bài thơ bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn của nhà thơ trước cảnh sông dài trời rộng qua đó gợi lên gợi lên khát khao giao cảm và tình yêu nước thầm kín mà tha thiết.
-Huy Cận đặt tên bài thơ là "Tràng Giang" trong tiếng Hán Việt là Trường Giang nghĩa là sông lớn, nó còn gợi nhớ tới tên của một con sông lớn của Trung Quốc -sông Trường Giang.
-Nhà thơ không đặt là "Trường Giang" mà là "Tràng Giang" bởi Trường Giang chỉ nói về một con sông rộng lớn còn "Tràng Giang" không những nói về sự mênh mang của dòng sông mà còn diễn tả được tâm trạng của thi sĩ nữa.
-Nhan đề bài thơ gợi lên hình ảnh dòng sông rộng dài bát ngát trong tâm tưởng người đọc.
-Huy Cận đề từ bài thơ bằng một câu thơ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài".
-Câu đề từ định hướng cho người đọc về nội dung chủ đạo của bài thơ.
-Bài thơ trước hết là bức tranh thiên nhiên sông nước đẹp hiu quạnh và đồng thời bộc lộ niềm bâng khuâng buồn nhớ của nhà thơ trước khung cảnh bao la ấy.
-"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
+"Sóng gợn tràng giang": sóng gợn trên mặt sông lớn.
+"buồn điệp điệp": từ láy "điệp điệp" xoáy sâu vào tâm trạng được gợi lên từ những con sóng miên man.
-"Con thuyền xuôi mái nước song song": gợi sự buông trôi, hờ hững, đây là hình ảnh gợi buồn.
-"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả": sự chia lìa của thuyền và nước cũng như cõi lòng sầu muộn của của thi nhân trước cõi vô cùng của không gian trước mắt.
-"Củi một cành khô lạc mấy dòng":
+"củi" là một hình ảnh đời thường - một cành củi khô trôi dạt , lạc giữa mênh mông sông nước
→ Gợi liên tưởng đến kiếp người lênh đênh trôi dạt, vô định.
+ Đảo ngữ: "củi một cành khô" lại càng nhấn mạnh thêm cái thế trơ trọi, cô độc ấy.
-Hai câu thơ đầu gợi lên không gian hoang vắng buồn thấm thía:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều"
+Cồn cát nhỏ trên sông đìu hiu gió thổi - từ ngữ mượn ở .
+ Sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh (tiếng chợ chiều- làng xa) để gợi lên sự buồn bã, khát khao hướng tới sự sống, sự giao hòa của con người và tạo vật.
-Hai câu thơ dưới mở ra một không gian khác:
"Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu".
+ Một không gian đầy tráng lệ, hùng vĩ của vũ trụ .
+Không gian đã mở ra không chỉ ở chiều rộng mà còn dâng lên ở chiều cao, gợi lên sự thăm thẳm hun hút của bầu trời "nắng xuống trời lên"
→ Câu thơ như mang một nỗi buồn của vũ trụ.
-"Bèo giạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"
-Khổ thơ này đã điểm thêm hai chi tiết để tô đậm vẻ quạnh vắng đìu hiu mênh mang sông nước.
-Cảnh vật tuy đẹp nhưng buồn.
-Hai câu thơ đầu gợi cho người đọc những cảm giác thân thuộc về quê hương đất nước ta với những hàng bèo trôi dạt trên sông hay những bờ bãi ven sông trải dài êm đềm.
-Sự hiện diện của cái không có : những chuyến đò hay cây cầu gợi niềm khao khát nối khép đôi bờ và đồng thời tô đậm không gian hoang vắng mênh mông.
-"Lớp lớp mây cao đùn núi bac
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà'
-Hai câu thơ trên gợi lên không gian hùng vĩ, bầu trời lúc hoàng hôn.
+Hình ảnh cổ điển: lớp mây như ngọn núi và cánh chim nhỏ bé trong chiều hoàng hôn→ gợi nỗi buồn trước cảnh hoàng hôn.
-Hai câu thơ dưới bộc lộ tấm lòng nhớ quê hương của thi nhân được khơi lên từ con nước Tràng Giang.
→Như vậy cao trào của bài thơ chuyển từ nỗi buồn trước không gian rộng lớn cho tới nỗi buồn nhớ quê hương da diết.
- của Huy Cận mang màu sắc cổ điển, nhà thơ đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn và bày tỏ tình yêu với quê hương đất nước. Đó là tiếng lòng là tâm trạng của cả một thế hệ sống trên quê hương mà vẫn luôn cảm thấy nhớ quê hương da diết.